PHƯỜNG 1 QUẬN TÂN BÌNH

Thông báo
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Triệu chứng bệnh:

Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.

Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.

Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cách phòng chống:

Vệ sinh môi trường sạch sẽ, đậy kín hoặc thả cá vào các chum vại chứa nước.

Ngủ màng kể cả ban ngày, phun thuốc diệt muỗi, mặc quần áo tay dài.

Kiểm tra, thay nước bình bông hằng ngày, cho muối hoặc dầu ăn vào các bát kê chân chạn (nếu có sử dụng).

 

 

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Nhận biết trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng:

Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...

Một số trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc...

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

Cách phòng bệnh:

Vệ sinh hằng ngày.

Vệ sinh khử khuẩn dụng cụ, đồ chơi của trẻ.

Cho trẻ rửa tay thường xuyên.

 

KHI PHÁT HIỆN BỆNH CHO TRẺ ĐI KHÁM NGAY

TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ ĐỂ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI