PHƯỜNG 1 QUẬN TÂN BÌNH

Thông báo
Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyệt do Virus Zika

Đường lây và dấu hiệu mắc bệnh:

          - Phương thức lây truyền chủ yếu của virus Zika là qua muỗi Aedes (đây cũng là loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết) có môt số bằng chứng có thể gợi ý virus có thể lây qua đường tình dục, tuy nhiên sự ghi nhận là rất hiếm

          - Dấu hiệu mắc bệnh:

          + Sốt, nổi mẩn

          + Một số triệu chứng khác như: đau cơ, nhức đầu, đau mắt, xung huyết da, niêm mạc mắt…

          - Khó phân biệt với sốt xuất huyết nếu chỉ dựa vào lâm sàng. Cần dự vào xét nghiệm.

          Phòng bệnh:

          + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

          + Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa/bình bông, bỏ nước vào bát nước kê chân chạn.

          + Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như: chai, lọ, vỏ dừa, lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre.

          + Ngủ màn mặc quần áo dài phòng muỗi đốt cả ban ngày.

          + Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống dịch.

+ Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

+ Người dân nhất là phụ nữ mang thai nên hạn chế đi đến các quốc gia, khu vực có dịch.

PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết từ ngày 01/01/2018  đến 01/02/2018 đã có 03 ca bệnh sốt xuất huyết trong 05 khu phố, năm 2018 có khả năng phát triển tăng cao số lượng mắc bệnh trên địa bàn phường 1 do đó cần có biện pháp phòng ngừa.

          - Thực hiện nội dung thông điệp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết là: “không có lăng quăng - không có bệnh sốt huyết”

PHÒNG CÁC DỊCH BỆNH KHÁC

          Cạnh đó  các loại dịch bệnh như tay chân miệng, cúm A các loại từ gia cầm, dịch bệnh  mới nổi cúm A (H7N9, H5N1, H10N8), bệnh do virus Zika và nhu cầu tăng cao việc kinh doanh, sử dụng hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm. Các biện pháp:

          * PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

          - Rửa tay thường xuyên bằng xà bông dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em) đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

          - Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay ngậm đồ chơi. Lau chùi sạch khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.

          - Phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng để đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

          * PHÒNG NGỪA BỆNH CÚM GIA CẦM

          - Không nuôi, không vận chuyển gia cầm.

          - Không giết mổ gia cầm trái phép.

          - Khai báo cho cơ quan y tế, Ủy ban nhân dân phường những hộ dân không thực hiện đúng qui định phòng chống dịch cúm gia cầm.

          Các biện pháp phòng ngừa bệnh do virus Zika (đã đăng ở phần trên)

PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT PHÁT BAN DẠNG SỞI

          - Hội chứng Rubella bẩm sinh với các dị tật bẩm sinh. Trong đó 90% mắc tim bẩm sinh 45,3%, đục thủy tinh thể, 37,7%, lách to 15,3%, vàng da nhân 11,3% trẻ có kích thước đầu nhỏ12,3%, chậm phát triển 3,7%, tổn thương não …

          - Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới mỗi năm Việt nam có từ 1267 đến 6145 ca mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.

          - Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 05 tuổi, biến chứng nguy hiểm mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não…để phòng bệnh sởi và hội chứng Rubella bẩm sinh nên chủ động tiêm vaccine sởi - rubella vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trạm y tế thông tin hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp:

          - Các bà mẹ tích cực đưa con (từ 09 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi) chưa được tiêm phòng ngừa đầy đủ sởi (09 tháng đến 12 tháng), Rubella (16 tháng đến 24 tháng) đến Trạm y tế tiêm ngừa sởi vào ngày 01 tây hàng tháng  sáng từ 7g30 đến 10g30.

          * Chú ý: các trẻ đã tiêm sởi xin các bà mẹ  báo về Trạm y tế điện thoại số 38457280 hoặc  ĐD Yến 01228042040.

          - Khi phát hiện trẻ em hoặc người người lớn có các dấu hiệu sốt phát ban phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, đồng thời báo cho Trạm y tế hoặc Trung tâm y tế để xử lý môi trường phòng ngừa lây lan thành dịch.

          - Người bệnh được điều trị tại nhà hoặc bênh viện phải hạn chế tiếp xúc với người xung quanh trong thời gian 05 ngày kể từ khi phát ban, khi tiếp xúc với người khác phải đeo khẩu trang.

          - Thường xuyên rửa sạch  bàn tay,thường xuyên lau sạch nền nhà, trường học, nơi làm việc…bằng thuốc sát trùng thông thường hoặc xà phòng. 

  1. HÔNG ĐIỆP KHÔNG AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

          1. Không sản xuất, bán rau không an toàn.

          2. Không sử dụng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm chưa kiểm dịch.

          3. Không giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm trái phép

          4. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các hóa chất, kháng sinh cấm trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản

          5. Không sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã qúa thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm

          6. Không sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hổ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng.

          7. Không quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

          8. Không sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo qui định của pháp luật.

          9. Không sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè để chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố.

          10. Không tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi đang mắc bệnh truyền nhiễm.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG HEN PHẾ QUẢN, SUYỄN

          Hen phế quản, suyễn có 3 yếu tố:

          - Phế quản luôn bị VIÊM

          - Phế quản rất dễ bị CO THẮT

          - Phế quản sẽ phản ứng mạnh khi gặp CHẤT KỊCH PHÁT.

          Khi lên cơn hen, suyễn: để đối phó ba yếu tố nêu trên bằng cách:

          * CHỐNG VIÊM: để các ống phế quản ổn định, sẽ ít bị phản ứng khi gặp chất kịch phát. Nhờ đó phòng ngừa được cơn hen, suyễn.

          Thuốc phòng ngừa chống viêm là: Corticosteroids.

          * CHỐNG CO THẮT: là làm cho ống phế quản giản nở ra để cho dễ dàng hít thở, để cơn hen suyễn chấm dứt.

          Thuốc để cắt cơn là: Salbutamol, Terbutaline…

          * TRÁNH CÁC YẾU TỐ KÍCH PHÁT: mạt bụi nhà, dị nguyên thú vật từ các thú có lông, khói thuốc lá, dị nguyên của con gián, mốc, các bào tử nấm và phấn hoa, khói lò đốt bằng gỗ và các chất ô nhiễm không khí khác trong nhà, cảm lạnh hay nhiễm siêu vi đường hô hấp, hoạt động thể lực gắng sức